- Chị Trang đã chết trên con đường chống thối nát, bất công và độc tài.
Trích Nguyệt San Tình Thương số 8 trang IV
Tháng tám 1964
Trích báo mạng https://chuaxaloi.vn
NHÂN NGÀY GIỖ THỨ 59 CỦA QUÁCH THỊ TRANG, ĐỌC TẬP THƠ “EM LÀ VÌ SAO SÁNG” - DƯƠNG KINH THÀNH
Mùa Vu Lan vừa rồi, như thường lệ, anh em chia sẻ với nhau tạp chí Từ Quang 41, liền sau đó tôi nhận lại
sách báo cũng làm quà biếu Vu Lan, trong đó có một tập thơ nhạc “Em Là Vì Sao Sáng”.
Đây là tuyển tập thơ nhạc do Quách An Đông, một người em ruột trong gia đình Quách Thị Trang sưu tầm và
tuyển chọn, do nhà xuất bản Hồng Đức in và nộp lưu chiểu tháng 5/2022. Với độ dày khiêm tốn 98 trang,
nhưng tập thơ nhạc “Em Là Vì Sao Sáng” giúp người đọc hiểu thêm phần nào mùa đấu tranh Pháp nạn của
Phật giáo Việt Nam năm Quý Mão 1963.
Nhìn vào danh sách các tác giả, nhà thơ được tuyển chọn in trong tập sách này, người đọc sẽ như được khám
phá một lần nữa giá trị của từng câu thơ của các tác giả gởi gắm; do vậy tuy là những áng văn thơ đã cũ theo
năm tháng nhưng đâu đó sức sống tiềm ẩn vẫn còn lung linh theo từng cảm nhận của mỗi chúng ta.
Thí dụ bốn câu thơ nổi tiếng của nhà báo, nhà thơ và là soạn giả cải lương Kiên Giang (Hà Huy Hà) (1926
-2014) mà không ít người từng thuộc nằm lòng:
Mũi súng oan khiên đã giết rồi
Một đời cô gái chớm đôi mươi
Tên em viết giữa công trường lớn
Sáng mãi nương theo bóng Phật đài…
Đây là bốn câu thơ được trích ra từ bài thơ “Tên Em Viết Giữa Công Trường Lớn”. Hay như còn có những bài
thơ với bút pháp đầy sảng khoái quen thuộc của Vũ Hoàng Chương (1915-1976 ), như:
Nước Việt từ sau buổi xuống đường
Hoa Trang dòng dõi ngát thư hương
Trên bờ năm tháng soi thân phận
Liễu hết thời khoe họ Đế vương!
Bốn câu này trích trong tập thơ “Ánh Trăng Đạo Lý” được tác giả ghi tháng 10/1964. Tương tự, trong tập thơ
“Bút Nở Hoa Đàm” do Vạn Hạnh xuất bản năm 1967, đoạn cuối có câu:
Nơi tám ngả công trường
Hịch vải chưa nhòa khí tiết
Chúng tôi đặt:
Với tinh thần bất diệt
Của cuộc đấu tranh
Mười tám tháng trước đây,
Tượng Quách Thị Trang
Người nữ sinh hào kiệt,
Để thiên thu trường cửu đối cao dày.
Trời nghiêng đất lệch có ngày
Đá kia tượng vững chí này trơ trơ.
Vũ Hoàng Chương
Sài Gòn 1-11-1964
Nhà thơ Trụ Vũ trong bài thơ “Lửa Thiêng Ngày 20-8” có đoạn rất cao trào và khẳng khái hơn:
(Quách Thị Trang ơi! Hồn em hãy nhận
Bó hoa vàng dân tộc kính dâng Em)
Và như triều biển dậy, Lửa bừng lên
Lửa bừng lên, bừng lên trong tiếng thét
Của Người Mẹ, khi căm hờn sắt thép
Đón thây con gục chết giữa đường xanh.
Để rồi bài thơ được kết thúc bằng thanh âm như chính lời ru êm đềm của Người Mẹ:
Ngày hai mươi tháng tám vẫn còn kia
Ta tưởng niệm bằng lửa hồn Em nhé
Xin tiếp lửa cho Tàn Đêm Thế Kỷ
Cho tương lai dân tộc hé môi cười.
Trụ Vũ
(Báo Hải Triều Âm số 18, Sài Gòn, 21/10/1965)
Trong tập thơ lịch sử này, tạm gọi như vậy vì tính thời sự trong một giai đoạn lịch sử của Phật giáo Việt Nam vẫn còn là bài học muôn đời về thân phận một tôn giáo khi đất nước đang hồi nghiêng ngửa; còn có một bài
nhạc duy nhất, được giới thiệu trân trọng, đàng hoàng như một lời tri ân của thế hệ đối với sự hy sinh lớn lao và nhiều ý nghĩa của Quách Thị Trang, Bài nhạc đã được nhiều người biết đến và cũng được nhiều ca sĩ thể
hiện. Đó là bài “Em Là Vì Sao Sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Hiền (1927-2005). Bài nhạc này vào nửa cuối thập
niên 80 thế kỷ trước, H.T Thích Đồng Bổn đã tiên phong, chủ trương và trực tiếp thực hiện lại mới theo
phong cách và điều kiện hiện thời trong các album ca nhạc Phật giáo 1-2 và 3, được Ca sĩ Trang Mỹ Dung thể
hiện rất thành công.
Bên cạnh những bài thơ hay được tuyển chọn, tập thơ còn giới thiệu nhiều hình ảnh quý hiếm của Quách Thị
Trang lúc sinh thời hoặc lúc ngả xuống và được Tổng Vụ Thanh Niên dựng lên tượng đài trước chợ Bến
Thành và tên Quách Thị Trang cũng được gọi kèm theo kể từ đó (trước lúc ấy còn gọi là Bùng Binh Sài
Gòn). Ngày 17-12-2014, do dành chỗ để thi công tuyến nhà ga Metro Bến Thành - Suối Tiên, tượng Quách
Thị Trang tạm dời về công viên Bách Tùng Diệp, đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận I. (Theo tin
tức báo chí ngày 31/8/2022, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa thống nhất với Sở Quy hoạch &
Kiến trúc, phương án tái lập lại tượng đài Võ tướng Trần Nguyên Hãn và tượng Quách Thị Trang nơi vị trí cũ
theo đúng lời hứa trước đây. Đây là tin vui cho những ai từng quen với hình ảnh Sài Gòn xưa nay và đặc biệt
với Phật giáo, tượng Quách Thị Trang càng vô cùng ý nghĩa và nhiều kỷ niệm hơn bao giờ - (Báo Thanh Niên
Online, ngày 31/9/2022).
Đó là tin vui không chỉ cho những Tăng tín đồ Phật giáo và những người yêu quý chị Quách Thị Trang, mà
có lẽ tác giả - người em của Chị Quách An Đông cũng có niềm hân hoan không kém. Vì lẽ, ngay trong lời
giới thiệu đầu tuyển tập này, tác giả đã bộc bạch với tấm chân tình tha thiết với những ai từng ngưỡng mộ hay ca ngợi sự hy sinh của Chị mình một cách rất trân trọng. Cũng từ trong niềm tri ân đó, từ phía những người ngưỡng mộ, Vụ Học Sinh Phật Tử (trong Tổng Vụ Thanh Niên trước đây) đã lấy hình ảnh Quách Thị Trang
là gương sáng điển hình, tiêu biểu cho tinh thần học sinh Phật tử. Và cũng chính Anh Vụ trưởng Học Sinh
Phật Tử Vụ, Anh Tâm Thị - Huỳnh Bá Huệ Dương chủ trương và đích thân di dời phần mộ Quách Thị Trang
từ nơi có rào sắt, kẽm gai về cải táng tại chùa Phổ Quang, nay thuộc quận Tân Bình) trong những tháng năm
còn nhiều bất ổn trước 1975.
Xin cảm ơn tác giả Quách An Đông đã sưu tầm và thực hiện được tập thơ nhạc đầy ý nghĩa này. Xin chân
thành kính nguyện hương linh Diệu Nghiêm - Quách ThịTrang mãi an lành trong hào quang chư Phật và sẽ
là ngôi sao sáng giữa thời thanh xuân của chúng tôi.
DƯƠNG KINH THÀNH
Trích Nguyệt San Tình Thương số 8 trang IV
Tháng tám 1964
Hình Ảnh.